Tin tức

SƠ LƯỢC VỀ BÁT PHÁP TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO ĐÔNG Y

Trong điều trị Đông y, trước khi đưa ra được pháp điều trị thích hợp, thầy thuốc cần phải thăm khám tỉ mỉ (vọng, văn, vấn, thiết), tổng hợp các chứng hậu, chứng trạng, biện chứng luận trị, chẩn đoán rõ ràng. Có 8 pháp trị liệu lớn, còn gọi là Bát pháp bao gồm: Hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ. Cần phải hiểu rõ về bát pháp để vận dụng thích hợp, để đạt được hiệu quả điều trị tốt mà không làm tổn thương đến chính khí.


1.  Hãn pháp


Đây là phương pháp làm ra mồ hôi (hãn) khứ tà, giải biểu nên còn có tên gọi khác là pháp giải biểu. Phương pháp này thường dùng các thuốc Đông y tân ôn (cay, ấm) hoặc tân lương (cay, mát) giải biểu. Đối với cơ thể hư nhược (phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính…) cần phải kết hợp bổ và giải biểu như sau: Ích khí giải biểu, dưỡng huyết giải biểu, tư âm giải biểu, trợ dương giải biểu. Ngoài ra còn có thấu chẩn (thông qua giải biểu mà phát chẩn độc) và khư thấp (thông qua phát tán để trừ phong thấp). Chú ý không được phát hãn thái quá vì sẽ gây hao tổn tân dịch.


2. Thổ pháp


Là phương pháp gây nôn (thổ) để tống ra ngoài đồ ăn tích tụ, đàm, chất độc tại đường tiêu hóa, thực tà hữu hình ở hầu họng, thực quản, vị quản. Pháp thổ thường dùng trong trường hợp cấp, hiệu quả rất nhanh, nhưng dễ gây tổn thương vị khí. Vì vậy không được dùng thổ pháp trong hư chứng, phụ nữ mang thai, sau khi sinh, người già yếu. Thổ pháp bao gồm có ba loại: Tuấn thổ, Hoãn thổ và ngoại tham.


- Dũng thổ: Dùng cho những người khỏe mạnh có các chứng do thực tà, đàm thực lưu kết ở hầu họng, hung cách.


- Hoãn thổ: Dùng với hư chứng, người bệnh có đàm ủng tắc mà không thể thổ ra được.


- Ngoại tham: Dùng đồ vật kích thích thành họng, cuống lưỡi để gây nôn mửa. Dùng khai thông phế khí để thông tiểu tiện, hỗ trợ các phương pháp gây thổ trên, làm nhanh chóng hơn trong các trường hợp nhiễm độc cấp tính.


3. Hạ pháp


Là phương pháp thông qua việc hạ đại tiểu tiện mà tống tà khí theo đường bài tiết phân, nước tiểu. Các chứng táo kết, tích tụ do thực nhiệt thì dùng hàn hạ, các chứng âm hàn kết tụ bên trong thù dùng ôn hạ. Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh có thực tà thì dùng các pháp tuấn hạ như tả hạ, trục thủy, còn đối với cơ thể hư yếu thì nên dùng các pháp nhuận hạ kết hợp với phù chính (ích khí, dưỡng huyết, tư âm, trợ dương).


4. Hòa pháp


Là phương pháp dùng các thuốc hàn lương, ôn nhiệt, tân tán, bổ ích để sơ thông biểu lý, hòa giải hàn nhiệt, điều lý khí huyết tạng phủ. Các pháp hòa giải thường được dùng đó là: Hòa giải thiếu dương (giải tà khí ở kinh thiếu dương đởm), điều hòa can tỳ (giải can khí uất kết, can khí phạm vị), điều hòa trường vị (để trừ tà phạm trường vị, hàn nhiệt thác tạp, thăng giáng thất điều).


5. Ôn pháp


Là phương pháp dùng thuốc ôn nhiệt để điều trị những chứng lý hàn, còn gọi là pháp ôn dương. Có các pháp ôn như sau:


- Ôn kinh tán hàn: Dùng trong các trường hợp dương khí bất túc, hàn tà xâm nhập vào kinh mạch, huyết dịch vận hành không thông sướng.


- Ôn trung tán hàn: Dùng trong các trường hợp trung tiêu hư hàn.


- Hồi dương cứu nghịch: Dùng trong các trường hợp âm thịnh dương suy, dương khí muốn tuyệt.


6. Thanh pháp


Là phương pháp dùng các thuốc hàn lương để điều trị các chứng lý nhiệt, còn gọi là các pháp thanh nhiệt. Các pháp thanh nhiệt thường dùng là: Thanh nhiệt khí phận, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt dưỡng âm, thanh tạng phủ nhiệt, thanh nhiệt trừ thấp. Pháp thanh nếu dùng quá tễ dễ gây thương âm, hao tân, hại khí, vì vậy cần dùng cẩn thận. Đối với người hư yếu cần phải phối ngũ cùng các thuốc bổ khí, tư âm, sinh tân.


7. Tiêu pháp


Là phương pháp dùng các thuốc tiêu tán để thông khí, huyết, đàm, thực, thủy, trùng tích trệ gây bệnh. Các pháp tiêu thường dùng là


-  Hành khí: Dùng cho chứng khí cơ uất trệ.


-  Khứ ứ: Dùng cho chứng huyết hành bất thông, ứ huyết, trệ huyết.


-  Lợi thấp: Bao gồm ôn hóa thủy thấp, thanh nhiệt lợi thấp, lợi thủy thông lâm và lợi thủy tiêu thũng.


-  Hóa đàm: Đàm là sản vật bệnh lý, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nên pháp trừ đàm là pháp thường hay dùng nhất. Hóa đàm bao gồm những pháp sau: Táo thấp hóa đàm, ôn dương hóa đàm, thanh nhiệt hóa đàm, nhuận táo hóa đàm, tức phong hóa đàm, tiêu thực hóa đàm, trừ đàm khai khiếu, nhuyễn kiên tiêu đàm…


-    Tiêu đạo: Dùng trong những trường hợp tỳ vị hư nhược không kiện vận được thủy cốc gây thực tích. Pháp tiêu đạo thường kết hợp với kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt và hành khí.


8. Bổ pháp


Là phương pháp dùng để điều trị hư chứng: Khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư. Thường dùng trong những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh mãn tính thường có khí huyết, tạng phủ suy yếu, thể nhược đa bệnh. Bổ pháp bao gồm: Bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương. Vì vậy, khi dùng bổ pháp thì việc chẩn đoán, biện chứng luận trị cũng rất quan trọng.

 

 

 

Góc tri ân

  • Cách làm mát gan giải độc nhanh chóng sau dịp Tết

    Tết là giai đoạn chúng ta được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả, nhưng đối với lá gan đây lại là thời gian phải hoạt động hết công suất. Vì thường vào dịp tết cơ thể chúng ta phải tiếp nhận một lượng lớn thức ăn nhiều đạm và chất béo, uống nhiều thức uống có gas và cồn… Vậy đâu là cách làm mát gan giải độc hiệu quả và nhanh chóng sau dịp tết để giúp lá gan của bạn khỏe mạnh trở lại?

    Đọc tiếp

  • Những câu hỏi thường gặp về mua bán thuốc tại Đông Y Gia Bảo

    Đọc tiếp

  • SƠ LƯỢC VỀ BÁT PHÁP TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO ĐÔNG Y

    Đọc tiếp

  • Chữa bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà thuốc Đông Y Gia Bảo

    Đọc tiếp

Đông y Gia Bảo Media's

JW Player goes here

Đối tác

Thống kê truy cập

  • Đang online: 3
  • Thống kê tuần: 89
  • Thống kê tháng: 682
  • Tổng: 69781